Trung tâm gần nhất
Hotline: 096 270 6922  
Chương trình ưu đãi

CLB Sáng tạo IGEM LEARNING 7 thí nghiệm khoa học thú vị

CLB Sáng tạo IGEM LEARNING gợi ý những thí nghiệm khoa học vui, thú vị dưới đây sẽ giúp các bậc ba mẹ vừa chơi đùa thỏa thích với con, vừa giúp con khám phá nhiều điều hấp dẫn, bí mật của khoa học. Cùng IGEM LEARNING khám phá chúng các ba mẹ nhé!

Mục lục (Ẩn / Hiện)

1. Đốt bóng trên ngọn nến

Chuẩn bị: 2 quả bóng, nến, diêm, nước
Thực hiện: Dùng miệng thổi quả bóng cho căng lên sau đó đổ nước vào và cột lại. Mang quả bóng cùng nến vào căn phòng kín gió, đốt nến lên rồi cầm quả bóng để lên phía trên nến (như hình vẽ). Điều kỳ diệu sẽ xảy ra là quả bóng không phát nổ khi gặp nhiệt, trái lại có màu sắc rất đẹp. Điều này được lý giải do trong quả bóng có chứa nước nên nó đã hấp thụ nhiệt của ngọn nến vì vậy không gây ra hiện tượng nổ.

2. Tô nước sắc màu

Chuẩn bị: 1 tô nước lớn, khăn giấy cắt thành từng mảnh dài, một số bút lông có màu sắc khác nhau.
Thực hiện: Dùng bút lông tô thành những đoạn dợn sóng ở một đầu của các mảnh khăn giấy đã cắt. Nhúng các mảnh khăn giấy vào trong tô nước, cho nước ngập phần đã tô màu. Nước sẽ làm lan những vệt màu từ các mảnh khăn giấy, tạo nên những “sắc ký” của màu sắc ban đầu, trông sẽ rất kỳ thú, hấp dẫn.

Điều thú vị là khi các phân tử nước kết hợp với các phân tử của từng màu khác nhau, sẽ tạo ra những “sắc ký” muôn hình vạn trạng với màu sắc không giống với màu ban đầu. Chẳng hạn, những vệt màu tím có thể tạo ra “sắc ký” gồm một vệt màu xanh và lem ra thành màu đỏ, màu xanh tạo ra “sắc ký” là những vệt màu xanh và cả màu đỏ… Trẻ sẽ vô cùng thích thú và ba mẹ nhớ giải thích cho con hiểu nhé.

3. Đổi màu lá cải thảo


Chuẩn bị: 4 lá cải thảo trắng, 4 cốc thủy tinh cao, 4 phẩm màu tùy thích

Thực hiện: Đổ 4 màu tùy thích vào 4 cốc thủy tinh tương ứng, sau đó nhúng lần lượt chân 4 lá cải thảo vào màu rồi để qua đêm. Sáng ra, các bé sẽ thấy ngạc nhiên khi 4 lá cải thảo đều đồng loạt được nhuộm giống màu trong cốc thủy tinh. Lý do xảy ra hiện tượng trên: Phần gốc lá hút nước và thức ăn để nuôi dưỡng lá, do đó khi nhúng chân lá vào cốc sẽ xảy ra hiệu ứng mao mạch, thẩm thấu nước có pha phẩm màu dẫn đến đổi màu. 

Lưu ý, trò chơi này có thể áp dụng được với nhiều loại vật liệu dễ thẩm thấu. Ba mẹ có thể gợi ý cho trẻ chơi với những bông hoa cũng rất thú vị.

4. Kem ngon “made by trẻ"


Chuẩn bị: 1 tô đá viên, ¾ ly muốn nhỏ, một ít bột làm kem, ¼ ly đường, ¼ muỗng vani, 2 bịch nilon ( một lớn một nhỏ).

Thực hiện: Cho đá viên và muối vào bịch lớn, trộn đều, các nguyên liệu còn lại cho vào bịch nhỏ và cũng trộn đều, cột chặt lại. Sau đó cho bịch nhỏ vào trong bịch lớn, cột chặt và lắc, nhào mạnh trong khoảng 10 phút kem bên trong bịch nhỏ sẽ đặc sánh lại.

Ba mẹ nên giải thích với trẻ rằng các phân tử bột, đường, vani liên kết với khi đủ lạnh sẽ bị đóng băng. Trong thí nghiệm này, nhiệt độ lạnh từ đá viên và muối đã làm cho bịch kem nhỏ bên trong trở nên lạnh buốt, đến mức có thể tạo thành kem. Muối có tác dụng giúp các phân tử nước hút và sử dụng năng lượng nhanh hơn nên sẽ càng lạnh hơn.

5. Trứng nổi trứng chìm

Chuẩn bị: 2 ly nước sạch, 2 quả trứng, muối

Thực hiện: Đặt 1 quả trứng vào ly nước lạnh sạch, nếu trứng tươi không bị hỏng sẽ bị chìm xuống đáy ly cho thấy hiện tượng trứng chìm. Làm thí nghiệm khác với trứng, dùng cốc nước âm ấm khuấy đều với 5 muỗng muối, chờ nước nguội bỏ quả trứng thứ 2 vào. Các bé sẽ thấy quả trứng nổi lên, sở dĩ điều này xảy ra vì nồng độ muối đậm đặc trong nước đã đẩy trứng nổi lên.
 

6. Bịch nước “ma thuật”

Chuẩn bị: 1 bịch nilon lớn và một số cây bút chì đã được tuốt nhọn.

Thực hiện: Cho nước vào bịch nilon, cột chặt lại, sau đó dùng bút chì đâm thủng bịch nước từ bên này sang bên kia, lần lượt hết bút chì này đến bút chì kia. Cả ba mẹ và trẻ sẽ thấy ngạc nhiên là nước trong bịch không hề bị rỉ, chảy ra ngoài. 

Hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng, các phân tử nước có độ liên kết với nhau, do vậy cần có khoảng trống đủ lớn để nước chảy ra ngoài. Trong thí nghiệm này, vì các bút chì không rút ra nên nước không có khoảng trống đủ lớn để thoát ra được.
 

7. Que diêm ma thuật


Chuẩn bị: Những que diêm, đèn pin

Thực hiện: Trong căn phòng tối, ba mẹ cùng bé đốt cháy 1 que diêm sau đó giơ lên cao, giữ khoảng cách 25 - 28cm so với bức tường sau đó yêu cầu trẻ dùng đèn pin chiếu vào que diêm. Điều kỳ diệu xảy ra là trên bức tường sẽ chỉ in hình que diêm không bị đốt cháy và bàn tay người cầm. Rất có thể, nếu say mê với thí nghiệm này, óc tưởng tượng phong phú sẽ giúp trẻ trở thành một nghệ sĩ sắp đặt bóng đổ nghệ thuật trong tương lai..

Các tin khác

CLB KidsloveEnglish

CLB KidzloveEnglish – Câu lạc bộ tiếng Anh thiếu nhi theo chủ đề diễn ra hàng tuần dưới sự hướng dẫn của giáo viên, với hệ thống các chủ đề hấp ...

CLB sáng tạo IGEM LEARNING

CLB Sáng tạo IGEM: Tham gia câu lạc bộ trẻ được thỏa sức sáng tạp để tự làm các sản phẩm theo sở thích bằng cách sử dụng đồ tái chế ...

CLB Toán IGEM LEARNING

Tại IGEM LEARNING câu lạc bộ Toán học IGEM LEARNING là những cuộc thi toán học thường xuyên được tổ chức để khơi dậy niềm đam mê, giúp học sinh cởi ...
ĐĂNG KÝ HỌC THỬ
Đăng ký ngay để nhận cơ hội trải nghiệm bài kiểm tra và học thử MIỄN PHÍ: TƯ DUY TOÁN
Hoặc nhận tư vấn chi tiết về khóa học qua Hotline:
Xã Đàn: (024) 7300 9006
Linh Đàm: (024) 7300 5006
(*) Từ: 8h30 – 20h30 Thứ Hai đến Thứ Sáu